Paticcasamuppada 015

  1. Tứ Sắc Đại Hiển là: Địa, Thủy, Hỏa, Phong.
  2. Ngũ Sắc Thanh Triệt là: Nhãn Thanh Triệt, Nhĩ Thanh Triệt, Tỷ Thanh Triệt, Thiệt Thanh Triệt, Thân Thanh Triệt.
  3. Thất Sắc Thông Hành là: Sắc Cảnh, Thinh Cảnh, Khí Cảnh, Vị Cảnh, Địa Xúc Cảnh, Hỏa Xúc Cảnh, Phong Xúc Cảnh.
  4. Nhị Sắc Bản Tính là: Nữ Giới Tính, Nam Giới Tính.
  5. Nhất Sắc Tâm Cơ là: Ý Vật.
  6. Nhất Sắc Mạng Quyền Lực là: Mạng Quyền.
  7. Nhất Sắc Vật Thực là: Đoàn Thực.
  8. Nhất Sắc Hạn Giới là: Không Giới Tố Chất (còn gọi là Sắc Giao Giới).
  9. Nhị Sắc Biểu Tri là: Thân Biểu Tri, Ngữ Biểu Tri.
  10. Ngũ Sắc Biến Thể là: Khinh Khoái, Nhu Nhuyến, Thích Sự, Thân Biểu Tri, Ngữ Biểu Tri.
  11. Tứ Sắc Thực Tướng là: Tích Trữ, Thừa Kế, Lão Mại, Vô Thường.

CHI PHÁP 28 SẮC PHÁP

 

  1. Địa (Pathavī): là Sắc cứng và mềm.
  2. Thủy (Āpo): là Sắc chảy lan ra và quến tụ lại.
  3. Hỏa (Tejo): là Sắc lạnh và nóng.
  4. Phong (Vāyo): là Sắc căng phồng và chuyển động.
  5. Nhãn Thanh Triệt (Cakkhupasāda): là sự trong suốt có khả năng tiếp thâu được Cảnh Sắc.
  6. Nhĩ Thanh Triệt (Sotapasāda): là sự trong suốt có khả năng tiếp thâu được Cảnh Thinh.
  7. Tỷ Thanh Triệt (Ghānapasāda): là sự trong suốt có khả năng tiếp thâu được Cảnh Khí.
  8. Thiệt Thanh Triệt (Jivhāpasāda): là sự trong suốt có khả năng tiếp thâu được Cảnh Vị.
  9. Thân Thanh Triệt (Kāyapasāda): là sự trong suốt có khả năng tiếp thâu được Cảnh Xúc.
  10. Cảnh Sắc (Rūpārammaṇa): là các sắc màu.
  11. Cảnh Thinh (Saddārammaṇa): là các âm thanh.
  12. Cảnh Khí (Gandhārammaṇa): là các khí hơi.
  13. Cảnh Vị (Rasārammaṇa): là các mùi vị.
  14. Cảnh Xúc (Phoṭṭhabbārammaṇa): là lạnh, nóng, mềm, cứng, căng, lỏng.
  15. Nữ Giới Tính (Itthībhāva): là Sắc làm tác nhân của sự hình thành nữ giới.
  16. Nam Giới Tính (Purisabhāva): là Sắc làm tác nhân hình thành nam giới.
  17. Tâm Cơ (Hadaya): là Sắc sinh trú ở trong trái tim, và làm thành chỗ nương sinh của tất cả Tâm và Tâm Sở.
  18. Mạng Quyền (Jīvita): là Sắc gìn giữ bảo hộ tất cả các Sắc Nghiệp Lực.
  19. Vật Thực (Āhāra): là Sắc dắt dẫn cho Sắc Vật Thực sinh khởi.
  20. Hạn Giới (Pariccheda): là Không Giới Sắc xen vào giữa khối Tổng Hợp Sắc này với khối Tổng Hợp Sắc kia (còn gọi là Sắc Giao Giới).
  21. Thân Biểu Tri (Kāyaviññatti): là các hoạt động của xác thân.
  22. Ngữ Biểu Tri (Vacīviññatti): là các hoạt động của lời nói.
  23. Khinh Khoái (Lahutā): là sự nhẹ nhàng của Sắc Thành Sở Tác.
  24. Nhu Nhuyến (Mudutā): là sự mềm mỏng của Sắc Thành Sở Tác.
  25. Thích Sự (Kammaññatā): là sự thích dụng đối với sự việc của Sắc Thành Sở Tác.
  26. Tích Trữ (Upacaya): là sự sinh khởi lần đầu tiên và sinh khởi những lần sau sau đó cho đến tròn đủ Sắc cần phải sinh khởi của Sắc Thành Sở Tác.
  27. Thừa Kế (Santati): là sự sinh khởi nối tiếp nhau của Sắc Thành Sở Tác cho đến tử vong.
  28. Lão Mại (Jaratā): là sự lão mại già nua của Sắc Thành Sở Tác.
  29. Vô Thường (Aniccatā): là sự diệt mất của Sắc Thành Sở Tác.

Ghi chú: Đối với Cảnh Xúc, chính là Địa, Hỏa, Phong ở phần Sắc Đại Hiển ấy vậy, vì thế, nếu tính Sắc Pháp lần lượt theo thứ tự thì chỉ có số lượng 28.

 

GIẢI THÍCH TRONG PHẦN PĀLI TRÌNH BÀY VIỆC PHÂN TÍCH

THỂ THEO TUẦN TỰ VỀ DANH DẮC VÀ CHẾ ĐỊNH

 

Khi đã kết thúc việc trình bày về Phương Pháp Liên Quan Tương Sinh và Phương Pháp Phát Thú xong rồi, thì cũng là việc thích hợp để sẽ cho phần Tổng Hợp Phân Tích Duyên Hệ được kết thúc một cách viên mãn. Tuy nhiên, Giáo Thọ Sư Anuruddhācariya cũng vẫn còn tiếp tục trình bày thêm nữa trong phần Pāḷi chỗ nói rằng: Tattha rūpadhammā rūpakhandho ca cittacetasikasaṅkhātā cattāro arūpino khandhā nibbānañceti pañcavidhampi arūpanti ca nāmanti ca pavuccati - Nơi đây, Sắc Pháp tức là Sắc Uẩn.  Tâm và Tâm Sở vốn bao gồm Tứ Uẩn Vô Sắc, và Níp Bàn là năm thể loại Vô Sắc Pháp và cũng được gọi là Danh, cho đến kệ ngôn chỗ nói rằng:

Vacῑghosānusārena                    Sotaviññāṇavῑthiyā

                     Pavattānantaruppanna               Manodvārassa gocarā.

                    Atthā yassānusārena                  Viññāyanti tato paraṃ

                    Sāyaṃ paññatti viññeyyā           Lokasaṅketanimmitā.

Khi một tiếng nói được phát lên, thì các Lộ Trình của Nhĩ Thức được khởi sinh lên cho mỗi âm thanh, và từ đó cũng khởi lên các Chế Định xuyên qua Lộ Ý Môn, và nhờ đó các ý nghĩa được nhận biết.  Những Chế Định ấy phải được hiểu biết, là theo quan điểm của Thế Tục. Tất cả sự việc này cũng vì trong kệ ngôn thứ hai sau cùng đã có trình bày rằng: Paññatti nāmarūpānaṃ vasena tividhā ṭhitā được dịch nghĩa: “Pháp được gọi tên là 24 Duyên, một khi đề cập thể theo Chi Pháp đích thị chính là Chế Định, Danh và Sắc.”  Chính với lý do này, Giáo Thọ Sư Anuruddhācariya mới cần phải trình bày tiếp theo nhằm để phân tích những thể loại Danh Sắc ấy cho được thấu hiểu rõ ràng.

+  Phần Pāḷi điều thứ nhất: Trong phần Pāḷi này đã có trình bày đến Danh và Sắc cho được biết rằng: Sắc có một thể loại duy nhất, tức là Sắc Uẩn. Danh thì có năm thể loại, tức là Thọ Uẩn, Hành Uẩn, Tưởng Uẩn, Thức Uẩn thuộc bên phía Pháp Hữu Vi; và Níp Bàn thuộc bên phía Pháp Vô Vi, vả lại những thể loại Danh Pháp này sẽ gọi là Vô Sắc cũng được.

+ Phần Pāḷi điều thứ hai: Trong phần Pāḷi này đã có trình bày đến Pháp ngoài cả hai Danh và Sắc đấy ra, đã được gọi tên Chế Định. Và Pháp Chế Định này, khi đề cập thể theo phân loại thì có được hai Phân Loại lớn, ấy là: Nghĩa Lý Chế Định và Thinh Danh Chế Định. Từ ngữ Chế Định có ý nghĩa là “với thể loại có nội dung như các sự vật, những sự kiện thích đáng để cho được hiểu biết, thì được gọi là Nghĩa Lý Chế Định.”

Như trình bày câu Chú Giải nói rằng: Paññāpiyattā = Paññatti - Nội dung như các sự vật, những sự kiện v.v. thích đáng để cho được hiểu biết, gọi tên là Chế Định.

Hoặc một phần khác nữa: Pakārena ñāpῑyatῑti = Paññatti - “Những sự vật, các sự kiện được gọi tên Chế Định thích đáng để cho được hiểu biết bởi theo những trường hợp sai khác, ấy chính là Nghĩa Lý Chế Định.  

Paññāpanato = Paññatti - “Những tiếng nói được gọi tên Chế Định cũng vì đã làm cho hiểu biết đến nội dung các sự vật, những sự kiện; vả lại có được Thực Tính Siêu Lý.

Pakārena ñāpetῑti = Paññatti - “Âm thanh là tiếng nói thường làm cho hiểu biết nội dung; là các sự vật, những sự kiện và có được Thực Tính Siêu Lý với mọi trường hợp sai khác; bởi do thế mới gọi tên là Chế Định.” Tức là Thinh Danh Chế Định.

Câu Chú Giải như đã vừa đề cập đến đây, trình bày cho thấy rằng Pháp được gọi tên Siêu Lý chỉ có trạng thái Thực Tính của chính mình thôi; và ngoài Pháp ấy ra rồi, thì hết tất cả đều là Chế Định.  Sẽ nói là “Pháp có Thực Tính hiểu biết được Cảnh, ấy chính là Tâm Siêu Lý”. Tuy nhiên chỗ nói rằng: Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅ khārika v.v. (Câu hành Hỷ Thọ, Tương Ưng Kiến Vô Dẫn v.v.)  ấy chẳng phải là cái Tâm Siêu Lý, chỉ là tên gọi của Tâm thôi, và như thế gọi là Thinh Danh Chế Định.

Những thể loại Pháp có Thực Tính tiếp xúc Cảnh, thụ hưởng Cảnh, tưởng nhớ Cảnh, v.v. này đây, chính là cái Tâm Sở Xúc, Tâm Sở Thọ, Tâm Sở Tưởng, v.v.  Tuy nhiên chỗ nói rằng “Xúc”, “Thọ” v.v. ấy chẳng phải là cái Tâm Sở Xúc, Tâm Sở Thọ v.v. chỉ là tên gọi của Tâm Sở Xúc, Tâm Sở Thọ v.v. thôi, và như thế gọi là Thinh Danh Chế Định.

Những thể loại Pháp có Thực Tính cứng mạnh và mềm yếu, hoặc Thực Tính tan chảy và quến tụ, Thực Tính nóng và lạnh, Thực Tính căng phồng và lay động v.v. này đây, chính là Địa Giới, Thủy, Hỏa, Phong v.v. là thuộc Sắc Siêu Lý. Tuy nhiên chỗ nói rằng “Địa”, “Thủy”, “Hỏa”, “Phong” v.v., chỉ là tên gọi của Địa, Thủy, Hỏa, Phong Giới thôi, và như thế gọi là Thinh Danh Chế Định.

Pháp có Thực Tính tĩnh lặng tợ như chấm dứt khỏi Phiền Não và Ngũ Uẩn Danh Sắc đây, ấy chính là Níp Bàn Siêu Lý.  Tuy nhiên chỗ nói rằng “Níp Bàn”, hoặc “trường sinh”, “bất tử” v.v. cũng chẳng phải là Níp Bàn Siêu Lý, chỉ là tên gọi của Níp Bàn Siêu Lý, và như thế gọi là Thinh Danh Chế Định.

Tiếp theo đây sẽ nêu lên một sự vật để trình bày cho được nhận thấy đến Thực Tính Siêu Lý và Chế Định nhằm để làm thành kiểu mẫu điển hình. Chẳng hạn như tấm bảng đen, khi gọi tên “tấm bảng đen” ấy là Thinh Danh Chế Định.  Sắc thái hình dạng có bốn cạnh, rộng, dài v.v. đã làm cho chúng ta nhận biết được rằng ấy là một tấm bảng đen; ấy là Nghĩa Lý Chế Định có bốn chỗ hiện bày cho được trông thấy. Vả lại khi lấy tay cầm nắm thì sẽ có cảm giác cứng và lạnh. Nếu lấy ngửi xem thì sẽ cảm thọ là có mùi nước sơn v.v.  Màu sắc, cứng, lạnh, mùi hơi, v.v. những thể loại này là thuộc Sắc Siêu Lý.

Còn trong vật hữu sinh mạng, chẳng hạn như con rắn, chỗ gọi tên “con rắn” là Thinh Danh Chế Định.  Sắc thân của rắn có thân hình dài và tròn v.v. là Nghĩa Lý Chế Định.  Màu sắc của rắn đã làm cho nhận thấy được.  Nếu rắn ấy phát ra âm thanh hù dọa thì Ta cũng nghe được âm thanh ấy.  Nếu chụp vào thân rắn thì sẽ có cảm giác mềm lạnh.  Rắn ấy cũng có việc trông thấy đủ mọi thứ, cũng được lắng nghe các âm thanh.  Nếu bị người ta đánh đập thì cũng có cảm giác đau đớn, có sự sợ hãi, sự tức giận.  Màu sắc, âm thanh, mềm lạnh v.v. những thể loại này là thuộc Sắc Siêu Lý.  Việc trông thấy, việc được lắng nghe, sự cảm giác đau đớn, sự sợ hãi, sự tức giận của rắn, v.v. những thể loại này là thuộc Tâm và Tâm Sở Siêu Lý.

Tóm lại; những tên gọi, các thực tính, và những tiếng nói, ấy là Thinh Danh Chế Định.   Những sự vật, các sự kiện, ấy là Nghĩa Lý Chế Định.  Trạng thái Thực Tính của tên gọi hữu quan với Danh Sắc; và trạng thái Thực Tính hiện hữu ở trong những sự vật, ấy là Siêu Lý.

+  Phần Pāḷi điều thứ ba: Trong phần Pāḷi này đã có trình bày đến bảy phân loại theo giản lược và 17 phân loại theo mãn túc của Nghĩa Lý Chế Định; đó là:

  1. (1) Hình Thức Chế Định (Saṇṭhānapaññatti): Là “nền mặt đất”, “núi đồi”, “sông nước”, “đại dương”, “cây cối” v.v. gọi tên hết cả thẩy những thể loại này là cũng bởi do:

- nương vào sự hiện hành của tám Sắc Bất Giản Biệt (Avinibhogarūpa) sinh khởi liên tục thành một dãy không gián đoạn.

- có đặc tính trạng thái khác biệt nhau, chẳng hạn như nếu sự hiện hành của Sắc Bất Giản Biệt cùng tựu hội lại chung với nhau thành một khối, một đống, và có trạng thái dính liền nhau thành một dãy dài xuyên suốt thì giả định gọi là “nền mặt đất”. Nếu như sự hiện hành của Sắc Bất Giản Biệt ấy có trạng thái dính liền và chồng chất cao lên thì giả định gọi là “núi đồi”. Nếu như sự hiện hành của Sắc Bất Giản Biệt ấy có Thủy Giới làm trưởng trội và có trạng thái chuyển động, có khả năng di dịch đi được, thì giả định gọi là “sông nước”, “đại dương”.  Nếu như sự hiện hành của Sắc Bất Giản Biệt có trạng thái thành thân cao thẳng lên và có cành nhánh, cuống lá chĩa ra, thì giả định gọi là “cây cối”.

Tuy nhiên trong chỗ này, Giáo Thọ Sư Anuruddhācariya đã đặc biệt chỉ nêu lên Tứ Sắc Đại Hiển thôi; còn bốn Sắc còn lại thì đã không được đề cập đến.  Tất cả đây, là cũng bởi trong tất cả những Sắc Pháp đấy thì Tứ Sắc Đại Hiển làm trưởng trội và làm chỗ nương nhờ của các Sắc khác; chính vì thế, Giáo Thọ Sư Anuruddhācariya mới đặc biệt chỉ có trình bày Sắc làm thành trưởng trội thôi. Vả lại Hình Thức Chế Định này đây, cũng có một vài Ngài Giáo Thọ gọi là Hiệp Thành Chế Định.

+ Câu Chú Giải trình bày đến Hình Thức Chế Định: Vividhaṃ parisamantato namanaṃ = Vipariṇāmo - Gọi tên sự hiện hữu một cách tuần hoàn với mọi trường hợp sai khác, ấy là Biến Hóa. Bhūtānaṃ vipariṇāmo = Bhūtavipariṇāmo - Gọi tên sự hiện hữu một cách tuần hoàn với mọi trường hợp sai khác của Sắc Đại Hiển, ấy là Đại Hiển Biến Hóa. Bhūtavipariṇāmo ca so ākāro cāti = Bhūtavipariṇāmākāro - Đích thị chính sự hiện hữu một cách tuần hoàn với mọi trường hợp sai khác của Sắc Đại Hiển ấy, và đã hình thành đặc tính trạng thái hiện hành, mới được gọi tên Hành Trạng Đại Hiển Biến Hóa.

  1. (2). Hiệp Thành Chế Định (Samūhapaññatti): Là “căn nhà”, “chiếc xe”, “xe bò”, và “thôn làng”, “cái lu”, “hàng vải” v.v. Việc định đặt tên gọi với những thể loại như là “căn nhà”, “chiếc xe” v.v. là cũng do bởi trạng thái tập hợp từ những vật thể vào với nhau; như có cây gỗ, sắt thép, gạch ngói, đinh kẽm, v.v. đã được kết hợp lại hình thành những sắc tướng hình dạng, và cho sử dụng làm thành các điều hữu ích. Nếu như các vật thể đã được kết hợp vào với nhau cho việc sử dụng hữu ích trong việc nương trú, thì được giả định gọi là “căn nhà”. Nếu như các vật thể đã được kết hợp vào với nhau cho việc sử dụng hữu ích trong việc hành trình viễn du, thì được giả định gọi là “chiếc xe”. Nếu như nhiều căn nhà cùng hội tụ vào với nhau hình thành một quần thể, thì được giả định gọi là “thôn làng”. Nếu như lấy đất kết hợp vào nhau, rồi nặn cho làm thành dụng cụ trong việc để chứa đựng nước, thì được giả định gọi là “cái lu”. Nếu lấy tơ sợi kết hợp vào nhau, rồi cho dệt làm thành hàng vải, thì được giả định gọi là “mảnh vải”, v.v. Và Hiệp Thành Chế Định này đây, cũng có một vài Ngài Giáo Thọ gọi là Hình Thức Chế Định.

          +  Câu Chú Giải trình bày đến Hiệp Thành Chế Định: Sambhārānaṃ sanniveso = Sambhārasanniveso - Gọi tên sự kết tập vào với nhau của các vật thể, có cây gỗ, v.v, ấy là Kết Tập Vật Thể. Sambhārasanniveso ca so ākāro cāti = Sambhārasannivesākāro - Đích thị chính sự kết tập vào với nhau của các vật thể, có cây gỗ, v.v. và đã hình thành đặc tính trạng thái hiện hành, mới được gọi tên là Hành Trạng Kết Tập Vật Thể.

III. (3) Chúng Sinh Chế Định (Satvāpaññatti):  Là “người nữ”, “người nam”,” nhân loại”, “bản ngã”, “sinh mệnh” v.v. Việc định đặt tên gọi với những thể loại như là “người nam”, “người nữ” v.v. là cũng do nương vào sự hiện hành của Ngũ Uẩn gồm có Sắc Thân, Thọ, Tưởng, Hành và Thức với đủ mọi trường hợp sai khác; do đó mới được giả định gọi là “người nam”, “người nữ”, “bản ngã”, “sinh mệnh” v.v.

  1. (4) Phương Hướng Chế Định (Disāpaññatti): Là hướng Đông, hướng Tây, hướng Bắc, hướng Nam, v.v. Việc định đặt tên gọi với những thể loại như là “hướng Đông”, v.v. là cũng do nương vào việc xoay theo quỹ đạo luân chuyển tuần hoàn của mặt trăng, mặt trời, các vị tinh tú, thể theo sự di chuyển vòng theo chiều kim đồng hồ chung quanh Tu Di Sơn. Có nghĩa là nếu như mặt trời bắt đầu hiện khởi trong lộ trình của phương hướng nào thì Nhân Loại sống trong Bộ Châu ấy giả định gọi hướng ấy là Đông Phương (Puratthimadisa) tức là hướng Đông. Nếu như mặt trời xoay theo quỹ đạo lặn khuất xuống trong lộ trình của phương hướng nào thì Nhân Loại sống trong Bộ Châu ấy giả định gọi hướng ấy là Tây Phương (Pacchimadisa) tức là hướng Tây. Nếu như người trong Bộ Châu ấy đã quay trực diện về hướng Đông, thì phương hướng ở trên thuộc bên phía tay trái của người ấy và giả định gọi hướng ấy là Bắc Phương (Uttaradisa) tức là hướng Bắc. Phương hướng trực thẳng bên phía tay phải của người ấy thì cũng giả định gọi là Nam Phương (Dakkhiṇadisa) tức là hướng Nam, chẳng hạn như vầy.

Còn (5) Thời Gian Chế Định (Kālapaññatti): Là “ban sáng”, “giữa trưa”, “ban chiều”, “nửa đêm”; những thể loại này cũng tương tự như nhau, có nghĩa là cũng do nương vào việc xoay theo quỹ đạo luân chuyển tuần hoàn của mặt trời, mặt trăng, v.v.  Chẳng hạn như trong thời gian mặt trời bắt đầu hiện khởi lên nhưng vẫn chưa đến ngay chính giữa, thì thời gian ấy giả định gọi là Ngọ Tiền (Pubbaṇha) tức là ban sáng.  Khi mặt trời xoay theo quỹ đạo đi đến ngay chính giữa rồi, thì thời gian ấy giả định gọi là Ngọ Trung (Majjhaṇha) tức là giữa trưa.  Khi mặt trời xoay theo quỹ đạo rời khỏi chính giữa đi dần cho đến sẽ lặn khuất, thì thời gian ấy giả định gọi là Ngọ Hậu (Aparaṇha) tức là ban chiều.  Khi mặt trời xoay theo quỹ đạo đã khuất khỏi tầm mắt rồi, thì thời gian ấy giả định gọi là Vãn Gian (Ratti) tức là khoảng nửa đêm.

+ Trong câu nói rằng Disākālādikā mà đã dịch nghĩa Phương Hướng Chế Định (Disāpaññatti), Thời Gian Chế Định (Kālapaññatti) v.v. đấy, cũng có nghĩa là vẫn còn có thêm các thể loại Chế Định khác nữa, đó là:

(6) Quý Tiết Chế Định (Utupaññatti):  Đông Tiết (Hemantautu) mùa đông, Hạ Tiết (Gimhantautu) mùa hè, Vũ Tiết (Vassantautu) mùa mưa.

(7) Nguyệt Phận Chế Định (Māsapaññatti): Đệ Tứ Nguyệt (Citto) tháng Tư (dương lịch), Đệ Ngũ Nguyệt (Vesākho) tháng Năm (dương lịch), Đệ Lục Nguyệt (Jeṭṭho) tháng Sáu (dương lịch), Đệ Thất Nguyệt (Ᾱsāḷaho) tháng Bảy (dương lịch), Đệ Bát Nguyệt (Sāvaṇo) tháng Tám (dương lịch), Đệ Cửu Nguyệt (Poṭṭhapādo) tháng Chín (dương lịch), Đệ Thập Nguyệt (Assayujo) tháng Mười (dương lịch), Đệ Thập Nhất Nguyệt (Kattiko) tháng Mười Một (dương lịch), Lạp Nguyệt (Māgasiro) tháng Chạp (dương lịch), Nguyên Nguyệt (Phusso) tháng Giêng (dương lịch), Đệ Nhị Nguyệt (Māgho) tháng Hai (dương lịch), Đệ Tam Nguyệt (Phagguṇo) tháng Ba (dương lịch).

(8) Niên Lịch Chế Định (Saṅvaccharapaññatti): Là năm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

(9) Nhật Lịch Chế Định (Vārapaññatti): Nhật Diệu (Suriyavāra) ngày Chủ Nhật (ngày thứ nhất trong tuần), Nguyệt Diệu (Candavāra) ngày Thứ Hai (trong tuần), Hỏa Diệu (Bhummavāra) ngày Thứ Ba (trong tuần), Thủy Diệu (Budhavāra) ngày Thứ Tư (trong tuần), Mộc Diệu (Guruvāra) ngày Thứ Năm (trong tuần), Kim Diệu (Sukkavāra) ngày Thứ Sáu (trong tuần), Thổ Diệu (Sorῑvara) ngày Thứ Bảy (trong tuần).

  1. (10) Hư Không Chế Định (Ᾱkāsapaññatti): Là hố giếng nước, hang động, địa đạo, lỗ trũng, lỗ hổng, hốc hang, v.v. Việc định đặt tên gọi những thể loại như là “giếng nước”, “hang động” v.v. là cũng do nương vào trạng thái của tám Sắc Bất Giản Biệt (Avinibhogarūpa) không có được tiếp xúc với nhau. Có nghĩa một cạnh mé mặt đất, đá, cây với một cạnh mé khác không có được dính liền với nhau, có lỗ trũng xen ở giữa; và đích thị chính lỗ trũng này được gọi tên là Hư Không Chế Định.
  2. (11) Hình Tướng Chế Định (Kasiṇapaññatti): Địa Biến Xứ (Pathavī kasiṇa), Thủy Biến Xứ (Ᾱpokasiṇa) v.v.Việc gọi những thể loại như Địa Biến Xứ v.v. cũng do nương vào sự hiện hành Cảnh Tướng (Nimittaārammaṇa) của tám Sắc Bất Giản Biệt.

(12) Trẫm Triệu Chế Định (Nimittapaññatti): Chuẩn Bị Tướng (Parikamma nimitta), Cận Tướng (Uggahanimitta), Quang Tướng (Paṭibhāganimitta). Việc gọi tên cả Tam Tướng này đây, là cũng do nương vào sự hiện hành có trạng thái đặc biệt của việc tiến hóa Tu Tập.

+  Trong câu nói rằng Evamādippabhedā được dịch nghĩa “Phân loại từ nơi Nghĩa Lý Chế Định”, có Hình Thức Chế Định v.v.  Có nghĩa là Nghĩa Lý Chế Định như đã vừa đề cập ở tại đây vẫn chưa có hết, vẫn còn hiện hữu thêm rất nhiều thể loại khác nữa, chẳng hạn như (13) Vô Hữu Chế Định (Natthibhāvapaññatti), (14) Sổ Tức Chế Định (Ānāpānapaññat ti), (15) Bất Tịnh Chế Định (Asubhapaññatti), (16) Chấp Thủ Chế Định (Upādāna paññatti) là những Pháp Chế Định đã nương nhờ vào Pháp Siêu Lý.  Việc trình bày đặt để trong Bộ Chú Giải Nhân Chế Định (Puggalapaññatti Atthakathā) thì (17) Tỷ Giảo Chế Định (Upanidhāpaññatti) là Chế Định trong việc so sánh, chẳng hạn như nói rằng “thứ nhất”, “thứ nhì”, “thứ ba”, hoặc “dài”, “ngắn”, “lớn”, “nhỏ”, v.v.

Những Pháp Chế Định như đã vừa đề cập đến đây, một khi đã thẩm sát đến Thực Tính ắt hẳn là không có; chẳng hạn như chỗ gọi là “mảnh đất” thì tất cả mọi người thường được hiểu với nhau rằng trạng thái của đất ấy là “một miếng”, là “một mảnh” và chính vì vậy mới gọi với nhau là “mảnh đất”.  Tuy nhiên sự thật thì không có “mảnh đất”, mà chỉ có Khối Tổng Hợp Sắc Pháp (Rūpakalāpa) hoặc gọi là Nguyên Tố Sắc Pháp (Rūpaparamāṇū) đã tập hợp vào nhau thôi. Còn Nghĩa Lý Chế Định hữu quan với Hữu Tình Nhân Loại thì chỉ có Nguyên Tố Sắc Pháp và Tâm Tâm Sở thôi. Thế nhưng những thể loại Pháp Nghĩa Lý Chế Định này đây, hiện bày cho Tâm và Tâm Sở có được liễu tri, cũng chính do nương vào việc bảo chứng của Thực Tính Siêu Lý.  Bởi do thế, tất cả các bậc Hiền Triết một khi sẽ định danh cho các sự vật ở trong thế gian này, thì cũng cần phải nương vào việc nghiên cứu thẩm sát trạng thái đặc tính của từng mỗi sự vật ấy, hoặc sẽ nương vào việc so sánh tỷ giảo giữa các sự vật ấy với nhau, cho làm thành cơ sở, và việc ấy được gọi là Chuyển Hình Tướng (Pavatta nimitta) của Nghĩa Lý Chế Định. Thế rồi mới định đặt tên gọi cho các sự vật ấy lên, và những tên gọi đã được định danh lên rồi đấy, cũng chính là việc định danh một cách đúng đắn; bởi do thế, tất cả mọi con người mới hiểu biết được, gọi tên với nhau được, làm cho người khác hiểu biết được suốt trọn từng mỗi ngày.

 

Kết Thúc Việc Giải Thích Trong Nghĩa Lý Chế Định