Paticcasamuppada 010
Tam Luân Hồi (Vaṭṭa), Nhị Căn Nguyên (Mūla)
- “Avijjā taṇhūpādānā ca kilesavaṭṭaṃ; Kammabhavasaṅkhāto; bhavekadeso saṅkhārā ca kammavattaṃ; upapattibhavasaṅkhāto bhavekadeso avasesā ca vipākavaṭṭam ti tῑni vaṭṭāni. Avijjātaṇhāvasena dve mūlāni ca veditabbāni”- “Vô Minh, Ái Dục, Chấp Thủ, Hữu thì thuộc vềPhiền Não Luân; một phần của Hữu được gọi là Nghiệp Hữu và Hành thì thuộc về Nghiệp Báo Luân; phần còn lại của Hữu được gọi là Sinh Hữu thì thuộc về Dị Thục Quả Luân. Như vậy cũng cần nên hiểu biết rằng có ba Vòng Luân Hồi; Vô Minh và Ái Dục là 2 Căn Nguyên”.
Đối với Tam Luân Hồi thì tất cả các bậc Học Giả nên hiểu biết như vầy:
Vô Minh, Ái Dục và Chấp Thủ, với những thể loại nầy thì thuộc về Phiền Não Luân (Kilesavaṭṭa). Một phần của Hữu, tức là Nghiệp Hữu (Kammabhava) và Hành, với những thể loại nầy thì thuộc về Nghiệp Báo Luân (Kammavaṭṭa). Một phần của Hữu, tức là Sinh Hữu (Uppattibhava) và Thức, Danh Sắc, Lục Xứ, Xúc, Thọ, Sinh, Lão Mại Tử Vong, với những thể loại còn lại nầy thì thuộc về Dị Thục Quả Luân (Vipākavaṭṭa).
Còn Nhị Căn Nguyên đấy, thì tất cả các bậc Học Giả nên hiểu biết bởi theo phân loại từ ở nơi Vô Minh và Ái Dục.
Trình Bầy Việc Tận Diệt Từ Ở Nơi Cả Tam Luân Hồi
Và Xuất Sinh Xứ Của Vô Minh
- “Tesameva ca mūlānaṃ nirodhena nirujjhati. Jarāmaraṇamucchāya pῑḷitānamabhinhaso. Āsavānaṃ samuppādà avijjā ca pavaḍḍhati”-
“Sự tận diệt những Căn Nguyên ấy thì sự Luân Hồi được chấm dứt. Vô Minh được phát sinh và tiếp diễn tăng trưởng là do bởi các Lậu Hoặc, và luôn luôn bị bức bách do bởi Lão Mại - Tử Vong.
Khi cả Tam Luân Nhị Căn đã tận diệt không còn dư sót với mãnh lực từ ở nơi Đạo Vô Sinh (Arahattamagga), thế rồi việc luân chuyển tuần hoàn từ ở nơi Liên Quan Tương Sinh, tức là cả Tam Luân Hồi cũng tức thì ắt hẳn cùng diệt tắt. Vô Minh có được sinh khởi là cũng do nương vào việc sinh khởi từ ở nơi Pháp Lậu Hoặc hiện hữu ở trong bản tánh của tất cả Chúng Hữu Tình; và con người thường luôn bị bức bách hành hạ với sự lão mại, sự tử vong, và Pháp làm thành tác nhân từ ở nơi sự si mê lầm lạc, tức là Sầu Bi Khổ Ưu Não ấy vậy.