Patthana 019
GIỚI THIỆU PHÁP NĂNG DUYÊN - SỞ DUYÊN
Học Phát Thú thì trước tiên chúng ta cần biết đến những từ ngữ Pháp Năng Duyên, Pháp Sở Duyên, và Pháp Địch Duyên: 1. Năng Duyên là Pháp làm thành Tác Nhân (Nhân – Năng Duyên); 2. Sở Duyên là Pháp làm thành Hệ Quả (Quả - Sở Duyên); 3. Địch Duyên ở ngoài Hệ Quả, có khi làm Tác Nhân (Năng Duyên) và có khi không làm Tác Nhân. Địch Duyên không là Hệ Quả.
Ví dụ có 2 đội túc cầu, Đội A có 20 người, và Đội B có 20 người. Vào tham dự thi đấu, thì mỗi đội có 5 người. 1. Năng Duyên là 5 người của mỗi đội vào thi đấu; 2. Sở Duyên là môn Túc Cầu; 3. Địch Duyên là 15 người còn lại trong mỗi đội banh. Khi nào một trong 5 người thi đấu bị loại ra, hoặc cần được thay thế, thì một trong 15 người còn lại được vào thay thế để thi đấu. Bấy giờ những người ở phần Địch Duyên trở thành Năng Duyên (Tác Nhân).
Trong Phát Thú cũng cần biết Tấu Hợp và Hiệp Lực
. Tấu Hợp (Sabhāga): Tỷ như một ban nhạc gồm những người sử dụng những nhạc cụ khác nhau. Khi tất cả mọi người cùng nhau hòa tấu với các nhạc cụ khác nhau cho một bản nhạc thì gọi là Tấu Hợp. [(Bộ Chú Giải, Giảng Giải Tổng Lược Nội Dung Đại Phát Thú, trang A-6 trình bày Nhân Tấu Hợp)].
. Hiệp Lực (Ghaṭanā): Hiệp Lực thì không phải là Tấu Hợp, mà là những người cũng cùng trong một ban nhạc hiệp lực với nhau, nhưng những vị này khi thì người này, lúc thì người kia sử dụng các nhạc cụ khác nhau theo sự thích hợp của bảng nhạc. [(Bộ Chú Giải, Giảng Giải Tổng Lược Nội Dung Đại Phát Thú, trang A-2 trình bày Nhân Hiệp Lực)]. Nhân Hiệp Lực có 11 mãnh lực Duyên, nhưng chỉ có 9 Duyên Hiệp Lực trong Thiện (là duyên Thiện), 8 Duyên Hiệp Lực trong Thiện – Vô Ký, và 7 Duyên Hiệp Lực trong Thiện - Thiện và Vô Ký, chỉ có 6 Duyên Hiệp Lực trong Thiện - Bất Thiện.
Đức Phật chỉ thấy Thiện có nhiều mãnh lực Duyên Hiệp Lực, và thù thắng hơn nên mới đánh bạt được Bất Thiện, và như vậy mới giải thoát được. Đối với phàm phu tiền tiền vô thủy, hậu hậu vô chung, nhưng đối với Đức Phật thì tiền tiền vô thủy hậu hậu hữu chung. Khi học Tâm thì nên biết Tâm Bất Thiện có 12 là: 8 Tâm Tham, 2 Tâm Sân, 2 Tâm Si. Khi thực hiện một trong 12 việc Bất Thiện thì cho 7 Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân. Tâm Thiện có 37 Tâm là 8 Tâm Đại Thiện, 9 Tâm Thiện Đáo Đại, 20 Tâm Thiện Siêu Thế, và khi thực hiện một trong 37 Tâm Thiện thì cho 37 Tâm Quả, đó là 8 Tâm Đại Quả, 9 Tâm Quả Đáo Đại, và 20 Tâm Quả Siêu Thế.
Nhân vô toàn bích và khi đã làm việc Bất Thiện, bây giờ học biết rồi thì lo làm việc Thiện. Với mãnh lực Duyên của việc Thiện, cho nhiều Quả Thiện hơn thì có thể đánh bạt Bất Thiện và cho chúng ta chạy kịp ra khỏi nghiệp báo.
Pháp Thiện làm duyên Pháp Thiện có 9 Duyên Hiệp Lực hỗ trợ
. Năng Duyên: 3 Nhân là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si
. Sở Duyên: 37 Tâm Thiện và 38 Tâm Sở. 37 Tâm Thiện là 8 Tâm Đại Thiện, 9 Tâm Đáo Đại, 20 Thiện Siêu Thế. 38 Tâm Sở là 25 Tâm Sở Tịnh Hảo và 13 Tâm Sở Tợ Tha.
Khi làm việc Thiện thì có nhiều Tâm Thiện và cho nhiều Tâm Quả Thiện (37 Tâm Thiện à 37 Tâm Quả Thiện) hơn là khi làm việc Bất Thiện (12 Tâm Bất Thiện à 7 Quả Bất Thiện Vô Nhân).
Pháp Thiện - Pháp Thiện có 9 trong 11 mãnh lực Duyên hỗ trợ, trừ Câu Sinh Bất Tương Ưng và Dị Thục Quả Duyên. Pháp Bất Thiện làm duyên Pháp Bất Thiện có 6 mãnh lực Duyên, loại trừ Câu Sinh Trưởng, Câu Sinh Quyền, và Đồ Đạo Duyên. Trong cả hai Thiện hay Bất Thiện đều có mãnh lực Câu Sinh Duyên, vậy thì để cho Thiện hoặc Bất Thiện được thành tựu thì phải câu sinh với việc Thiện hoặc Bất Thiện đó.