Patthana 021
PHÁP THIỆN LÀM DUYÊN PHÁP THIỆN VỚI NHÂN DUYÊN
Trước khi đi vào phân tích Pháp Thiện làm duyên Pháp Thiện Pháp với Nhân Duyên thì nên biết những điều sau đây.
Duyên (Paccaya, Paccayo). Paccaya là nguyên âm và Paccayo là danh từ. Paccaya có hai ý nghĩa, đó là tên các Duyên (Paccayo), ví dụ Cảnh Duyên (Arammanapaccayo), Trưởng Duyên (Adhipatipaccayo), và các thể loại Duyên, như Năng Duyên (Tác Nhân), Sở Duyên (Hệ Quả), và Địch Duyên. Điều này cũng là một trở ngại cho dịch giả trong việc dịch thuật, khi nào thì dùng Paccayo (tên Duyên) và khi nào thì dùng Paccaya như là chức năng tạo tác / tác nhân hay Năng Duyên. Học Duyên là học về Nhân Quả tương quan. Khi thấu triệt được Nhân Quả tương quan thì thấy Vô Ngã trong mọi Pháp. Đức Phật dạy: 1. Sabbe Saṇkhāra Aniccati: Chư Hành (Pháp Hữu Vi) là Vô Thường, 2. Sabbe Saṇkhāra Dukkhati : Chư Hành (Pháp Hữu Vi) là Khổ Đau; 3. Sabbhe Dhammā Anattāti: Chư Pháp là Vô Ngã.
Chư Pháp Hữu Vi là vô thường, được liễu tri trong Lộ Trình Danh Pháp và Lộ Trình Sắc Pháp (là Sinh / Diệt và hoại diệt). Chư Pháp Hữu Vi là Khổ Đau là do sự sinh diệt không ngừng, làm cho bất toại nguyện, khổ đau. Chư Pháp (Hữu Vi và Vô Vi - trừ Nibbāna) là Vô Ngã. Khi muốn nói đến Vô Ngã phải tìm được Nhân và Quả, và sự tương quan của Nhân - Quả không có cái Tôi / Ta trong đó thì mới thấy được cái Vô Ngã. Phải thông hiểu Nhân - Quả tương quan mới thấy Vô Ngã. Paṭṭhāna sẽ trình bày được điều này một cách rất đầy đủ. Paṭṭhāna sẽ giải thích được Lộ Trình Danh Pháp hay Lộ Trình Sắc Pháp ở trong Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp, Chương IV, với Mãnh Lực Duyên sẽ làm Lộ Trình Tâm đầy đủ chi tiết cụ thể.
Tấu Hợp: Thế nào là Tấu Hợp (Sabhāga). Học về Tấu Hợp là học về Duyên. Tấu hợp là có được phần nào thì hợp vô phần đó, và không có phần nào để hợp vào thì ở ngoài. Tấu Hợp Biến Hành có năm là: 1. Nhân Duyên, 2. Câu Sinh Duyên, 3. Câu Sinh Y Duyên, 4. Câu Sinh Hiện Hữu Duyên, và 5. Câu Sinh Bất Ly Duyên. Khi Hữu Hỗ Tương thì lập tức có Hỗ Tương Duyên Tấu Hợp vào, và lúc bấy giờ Hữu Hỗ Tương Tấu Hợp có Hỗ Tương Duyên và tấu hợp với năm Tấu Hợp Biến Hành Duyên. Học về Tấu Hợp Duyên cần thiết phải biết chi Pháp của từng Duyên đã được trình bày ở phần Hiệp Lực. Tấu Hợp là sự kết thúc lại có bao nhiêu Duyên làm mãnh lực cho một Pháp.
Hiệp Lực: Thế nào là Hiệp Lực (Ghaṭāna). Khi học về Hiệp Lực là Học về Pháp (Pháp Thiện, Bất Thiện, Vô Ký, Tâm, Tâm Sở). Hiệp Lực là cùng hiệp lực với nhau. Hiệp Lực là khi nói đến Pháp, Pháp Thiện, hay Pháp Bất Thiện, hay Vô Ký, thì có Duyên và Duyên ấy có một trong những Pháp ấy thì hiệp lực vào được.
Duyên mà Hợp vào thì gọi là Duyên Hệ, và hiện bày các Pháp thì gọi là Duyên Sinh. Như vậy Tấu Hợp là Duyên Hệ, và Hiệp Lực là Duyên Sinh, làm hiện bày các Pháp. [(Bộ Sách Chú Giải - Giảng Giải Tổng Lược Nội Dung Đại Phát Thú, Tập 1, trang A-2 Hiệp Lực, trang A-5 Tấu Hợp)].