Paticcasamuppada 011
Chương thứ Tám đã được gọi tên là Tổng Hợp Phân Tích Duyên Hệ (Paccayasaṅgahavibhāgo) đấy, là cũng do bởi Ngài Giáo Thọ Anuruddha đã trình bầy tập hợp hết tất cả các Pháp làm thành Năng Duyên và Sở Duyên thể theo từ ở nơi Phương Pháp Liên Quan Tương Sinh (Paṭiccasamuppāda) và từ ở nơi Phương Pháp Phát Thú (Paṭṭhāna) hiện hữu ở trong Chương nầy; chính vì thế Chương nầy mới được gọi tên là Tổng Hợp Phân Tích Duyên Hệ.
Lại nữa, tất cả Pháp làm thành Năng Duyên đã có trình bầy ở trong Liên Quan Tương Sinh đấy, thì đều toàn là Pháp Siêu Lý (Paramattha) và chẳng có Pháp Chế Định (Paññatti) nào pha trộn lẫn vào được. Còn Pháp làm thành Năng Duyên đã có trình bầy ở trong Phát Thú đấy, thì có cả Siêu Lý và Chế Định. Với lý do nầy, mà Ngài Giáo Thọ Anuruddha mới trình bầy các Pháp Chế Định và đã đặt để ở trong phần cuối cùng của Chương thứ Tám nầy.
Đối với Pháp làm thành Sở Duyên thì đơn nhất chỉ có một Pháp Siêu Lý ở cả hai Phương Cách.
Từ ngữ Paccaya hoặc là Năng Duyên, có được ý nghĩa làm thành tác nhân của quả báo liên quan với các tác nhân đấy.
Từ ngữ Paccayuppanna hoặc là Sở Duyên, có được ý nghĩa làm thành quả báo sinh khởi bởi do nương vào các Pháp làm thành tác nhân đấy.
Tóm lại, Năng Duyên tức là Pháp làm thành Nhân.
Sở Duyên tức là Pháp làm thành Quả.