Paticcasamuppada 012
Giải Thích Trong Kệ Ngôn Thệ Nguyện (Paṭiññā)
Trong kệ ngôn chỗ nói rằng “Yesaṃ saṅkhatadhammānaṃ v.v. cho đến pavakkhāmi yathārahaṃ”, Ngài Giáo Thọ Anuruddha đã trình bầy lên sự việc nói ra lời mở đầu, luôn cả có việc thệ nguyện hoàn thành với lời thệ nguyện của Ngài, ấy là: “Bây giờ, Bần Đạo sẽ trình bầy đến việc phân tích Pháp làm thành Năng Duyên (Paccaya) giúp đỡ ủng hộ đối với những thể loại Pháp Sở Duyên (Paccayuppanna) nào, tức là Pháp Hữu Vi với những hành trạng khác biệt nhau, như có mãnh lực từ ở nơi Nhân (Hetusatti), và mãnh lực từ ở nơi Cảnh (Ārammaṇasatti), v.v. thuận theo điều kiện thích hợp ở trong Tổng Hợp Duyên Hệ (Paccayasaṅgaha), như tiếp theo đây.”
Ngài Giáo Thọ Anuruddha đã trình bầy Pháp Sở Duyên bằng cách sử dụng từ ngữ nói rằng “Yesaṃ saṅkhatadhammānaṃ” có ý nghĩa là “Pháp làm thành Sở Duyên thiết yếu một cách đơn nhất phải là Pháp Hữu Vi”, và cần nên hiểu biết là như vậy, cũng bởi vì Ngài Giáo Thọ Anuruddha đã không có trình bầy nói rằng “Yesaṃ dhammānaṃ” vả lại Ngài đã không có trình bầy từ ngữ “dhammānaṃ”. Một cách đặc biệt, bằng cách đã dùng lấy từ ngữ “Saṅkhata” cho kết hợp vào; và Pháp Hữu Vi ấy bao gồm có Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp đã bị tạo tác do bởi các tác nhân, như có Nghiệp, Tâm, Quý Tiết, Vật Thực, và Cảnh.
Ngài Giáo Thọ Anuruddha đã trình bầy Pháp Năng Duyên bằng cách sử dụng từ ngữ nói rằng “Ye dhammā” có ý nghĩa là “Pháp làm thành Năng Duyên thì thường bao gồm hết tất cả Pháp Hữu Vi, Pháp Vô Vi, và Pháp Chế Định bất hạn định”, và cần nên hiểu biết là như vậy, cũng bởi vì Ngài đã mặc nhiên trình bầy nói rằng “Ye dhammā” và không có từ ngữ nào khác vào kết hợp ở nơi ấy vậy.
Ngài Giáo Thọ Anuruddha đã trình bầy đến Mãnh Lực Duyên (Paccaya satti), tức là các mãnh lực đặc biệt ở trong việc giúp đỡ ủng hộ đối với Pháp Sở Duyên của 24 Duyên, như có Mãnh Lực Nhân (Hetusatti), Mãnh Lực Cảnh (Ārammaṇasatti) v.v. bằng cách sử dụng từ ngữ “Yathà” mà đã có trình bầy câu Chú Giải nói rằng: “Yena ākārena = Yathā” có ý nghĩa là “với những hành trạng khác biệt nhau, như có Mãnh Lực Nhân (Hetusatti), v.v.”
Từ ngữ “Paccayā” dịch nghĩa là “làm thành Năng Duyên giúp đỡ ủng hộ (Upakārakā). Việc giúp đỡ ủng hộ có được hai thể loại, đó là:
- Giúp đỡ ủng hộ đối với Pháp Sở Duyên khi vẫn chưa có sinh, thì cho được sinh khởi.
- Giúp đỡ ủng hộ đối với Pháp Sở Duyên khi đã có sinh khởi lên rồi, thì cho được kiên trụ và tăng trưởng lên.
Cũng tương tự như người lớn giúp đỡ ủng hộ đối với người nhỏ, thì việc giúp đỡ ủng hộ của người lớn nầy cũng hiện hữu ở hai thể loại, đó là:
- Giúp đỡ ủng hộ đối với người nhỏ khi vẫn chưa có được cơ nghiệp, thì cho có được kiến tạo cơ nghiệp lên.
- Và giúp đỡ ủng hộ đối với người nhỏ khi đã có được kiến tạo cơ nghiệp rồi; thì cho được bền vững lâu dài xuyên suốt và cho được tăng trưởng lên.
Câu nói rằng “Taṃ vibhāgamihedāni”, khi được chiết tự ra thì có như vầy: Taṃ + Vibhāgaṃ + Iha + Idāni”. Trong câu nói rằng “Taṃ vibhāgaṃ”, với từ ngữ “Taṃ” là từ ngữ trình bầy kết tập nội dung của cả ba câu, đó là: “Yesaṃ ye dhammā yathā”, từ ngữ “Vibhāgaṃ” được dịch nghĩa là “các phân loại khác biệt nhau”; bởi do thế từ ngữ nói rằng “Taṃ vibhāgaṃ” mới được dịch nghĩa là “mà các phân loại khác biệt nhau” từ ở nơi mãnh lực của những thể loại Pháp Năng Duyên và Pháp Sở Duyên ấy vậy. Như có câu Chú Giải trình bầy là: “Vibha jῑyateti = Vibhāgo”- “Pháp được phân tích các thể loại, bởi do thế được gọi tên là Phân Loại”; tức là các mãnh lực của 24 Duyên.
Từ ngữ Vibhāgo khi được kết hợp với từ ngữ Taṃ làm thành Trạng Từ Xác Định (Niyamakammapada) là “Taṃ vibhāgaṃ” như đã được đề cập đến rồi vậy.
Từ ngữ “Iha” lập ý đến “ở trong Tổng Hợp Duyên Hệ nầy.”
Từ ngữ “Idāni” dịch nghĩa là “Bây giờ”, có nghĩa là “trong tuần tự tiếp nối từ ở nơi Tổng Hợp Tập Yếu đây”.
Từ ngữ “Paccakkhāmi” lập ý đến “Lời Thệ Nguyện của Ngài Giáo Thọ Anuruddha chỗ nói rằng “Bần Đạo sẽ trình bầy”.
Từ ngữ “Yathārahaṃ” dịch nghĩa là “tùy thuận theo thích hợp”, có nghĩa là Ngài Giáo Thọ Anuruddha bảo đảm sẽ trình bầy những phân loại từ ở nơi mãnh lực việc hiệp trợ của các Pháp Năng Duyên và Pháp Sở Duyên thể theo Phương Pháp Liên Quan Tương Sinh và Phương Pháp Phát Thú tùy thuận theo điều kiện thích hợp sẽ làm được.
Giải Thích Trong Điều Pāli Thứ Hai Chỗ Trình Bầy Đến Cả Hai Phương Pháp
Và Sự Khác Biệt Nhau Từ Ở Nơi Cả Hai Phương Pháp Ấy
Kể từ phần Pāli chỗ nói rằng “Paṭiccasamuppādanayo, paṭṭhānanayo ceti paccayasaṅgaho duvidho veditabbo”- “Sự hữu quan ở trong Tổng Hợp Duyên Hệ ấy cần được hiểu theo hai phương pháp: Phương Pháp Liên Quan Tương Sinh và Phương Pháp Phát Thú”; là việc trình bầy cho được biết rằng ở trong Tổng Hợp Duyên Hệ đây hiện hữu hai Phương Pháp hiệp trợ, đó là một Phương Pháp Liên Quan Tương Sinh và một Phương Pháp Phát Thú.
Kể từ phần Pāli chỗ nói rằng “Tattha tabbhāvabhāvibhāvākāramatto palakkhito paṭiccasamuppādanayo. Paṭṭhānanayo pana àhaccapaccayaṭṭhiti-mārabbha pavuccati”- “Ở đây, Phương Pháp Liên Quan Tương Sinh là sự liên hệ bị chi phối bởi định luật "Cái này sanh khởi do bởi duyên vào cái kia". Phương Pháp Phát Thú được nói đến sự hiện hữu các điều kiện liên hệ với nhau”; là việc trình bầy cho được biết đến sự khác biệt nhau giữa cả hai Phương Pháp, và đó chính là việc trình bầy đến Nhân Quả.
+ Thể theo Phương Pháp Liên Quan Tương Sinh thì chỉ duy nhất trình bầy cho được biết rằng tất cả Chúng Hữu Tình hiện bầy ở trong Thế Gian nầy đều là quả báo nương sinh từ ở nơi Pháp làm thành Tác Nhân hết cả thẩy, để rồi sẽ tự sinh khởi lên. Hoặc chẳng có đấng tạo hóa nào và do chẳng có nương vào Pháp làm thành Tác Nhân để làm cho sinh khởi lên được. Có nghĩa là một khi đã hội đủ Nhân Duyên rồi thì quả báo ắt hẳn hiện khởi là theo lẽ thường nhiên. Tuy nhiên đã không có trình bầy đến mãnh lực của những Duyên ấy, tức là việc giúp đỡ ủng hộ của những Duyên ấy, đã được hiện hành do bởi theo mãnh lực của Nhân (Hetu) cũng có, của Cảnh (Ārammaṇa) cũng có, của Trưởng (Ᾱdhipati) cũng có, v.v. Như có câu Chú Giải trình bầy rằng:
“Paccaya sāmaggῑ paṭicca samaṃ saha ca paccayuppannadhamme uppādetῑti = Paṭiccasamuppādo”- “Bất luận từ ở nhóm Pháp Nhân nào, có Vô Minh v.v. cho đến Sinh, thường làm cho Pháp Quả có Hành v.v. cho đến Não Hại liên tục đều đặn cùng khởi sinh lên bởi do nương vào sự nhất tề từ ở nơi Duyên hữu quan với các Pháp Nhân ấy; chính vì thế nhóm Pháp Nhân ấy mới được gọi tên là Liên Quan Tương Sinh.”
Một trường hợp khác nữa: “Paṭicca samaṃ saha ca upajjati etasmāti = Paṭiccasamuppādo”- “Pháp Quả có Hành v.v. một khi đã được nương vào việc cùng nhau tựu hội từ ở nơi Duyên rồi, và thường liên tục đều đặn cùng khởi sinh lên bởi do nương vào các Pháp Nhân có Vô Minh v.v.; chính vì thế những thể loại Pháp Nhân có Vô Minh v.v. mới được gọi tên là Liên Quan Tương Sinh; tức là Vô Minh v.v. cho đến Sinh.”
Câu Chú Giải của từ ngữ “Naya”: “Nìyati ñāyatῑti = Nayo”- “Việc trình bầy cần phải hiểu biết do bởi tất cả các bậc Hiền Trí (Paṇḍita); chính vì thế mới được gọi tên là Phương Pháp.”
“Paṭiccasamuppāde desito nayo = Paṭiccasamuppādanayo”- “Phương Pháp Đức Phật Ngài lập ý khải thuyết ở trong Liên Quan Tương Sinh, thì được gọi tên là Phương Pháp Liên Quan Tương Sinh.”
+ Còn việc trình bầy Nhân Quả thể theo Phương Pháp từ ở nơi Phát Thú, thì đó là việc trình bầy cho được biết rằng tất cả các sự vật hữu sinh mạng và phi sinh mạng hiện bầy ở trong Thế Gian nầy, đều là Nhân Quả liên quan với nhau một cách thích hợp. Chẳng thể nào có việc hiện khởi lên mà không có liên quan với Nhân Quả được; luôn cả có việc trình bầy đến mãnh lực của những Duyên ấy, tức là việc giúp đỡ ủng hộ của những Duyên ấy, đã được hiện hành do bởi theo mãnh lực của Nhân (Hetu) cũng có, của Cảnh (Ārammaṇa) cũng có, của Trưởng (Ādhipati) cũng có, v.v. Như có câu Chú Giải trình bầy rằng:
“Nānappakārāni ṭhànāni paccayā etathāti = Paṭṭhānaṃ”- “Tất cả các Duyên làm thành tác nhân mà có mãnh lực do bởi những thể loại khác nhau, như có mãnh lực Nhân, mãnh lực Cảnh, v.v. hiện hữu ở trong kinh điển nầy; chính vì thế quyển kinh điển nầy mới được gọi tên là Phát Thú”. Tức là quyển kinh điển trình bầy đến 24 Duyên.
“Paṭṭhāne desito nayo = Paṭṭhānanayo”- “Phương Pháp Đức Phật Ngài lập ý khải thuyết ở trong Phát Thú, được gọi tên là Phương Pháp Phát Thú”.
Kể từ phần Pāli chỗ nói rằng “Ubhayaṃ pana vomissetvā papañcenti ācariyā”- “Các bậc Giáo Thọ Sư đã giải thích xen lẫn hai Pháp này” có nội dung lập ý đến việc trình bầy Liên Quan Tương Sinh của Ngài Chú Giải Sư đã có trình bầy ở trong bộ Chú Giải Xua Tan Mê Mờ (Sammohavinodanῑ Atthakathā) bằng cách rút lấy mãnh lực của các Duyên ấy kết hợp lại để trình bầy; chẳng hạn như đã trình bầy rằng:
+ Trong sự việc Vô Minh làm Nhân cho sinh khởi Phúc Hành thì có được hai mãnh lực Duyên, đó là:
1/. Cảnh Duyên (Ārammaṇapaccaya),
2/. Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissayapaccaya).
+ Vô Minh làm Năng Duyên giúp đỡ ủng hộ đối với Phi Phúc Hành thì có được 15 mãnh lực Duyên, đó là:
1/. Nhân Duyên (Hetupaccaya),
2/. Cảnh Duyên (Ārammaṇapaccaya),
3/. Trưởng Duyên (Adhipatipaccaya),
4/. Vô Gián Duyên (Anantarapaccaya),
5/. Đẳng Vô Gián Duyên (Samantarapaccaya),
6/. Câu Sinh Duyên (Sahajātapaccaya),
7/. Hỗ Tương Duyên (Aññmaññapaccaya),
8/. Y Chỉ Duyên (Nissayapaccaya),
9/. Cận Y Duyên (Upanissayapaccaya),
10/. Trùng Dụng Duyên (Āsevanapaccaya),
11/. Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccaya),
12/. Hiện Hữu Duyên (Atthipaccaya),
13/. Vô Hữu Duyên (Natthipaccaya),
14/. Ly Khứ Duyên (Vigatapaccaya),
15/. Bất Ly Duyên (Avigatapaccaya).
+ Vô Minh làm Năng Duyên giúp đỡ ủng hộ đối với Bất Động Hành thì có được một mãnh lực Duyên, đó là: Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissaya paccaya).
+ Danh Sắc hiện hành bởi theo Liên Quan Tương Sinh, một khi phân tích Pháp làm thành Nhân, làm thành Quả thì được gọi tên như vầy, là:
- Pháp làm thành Nhân, tức là Vô Minh v.v. cho đến Sinh; khi kết hợp những 11 thể loại nầy lại thì gọi tên là Pháp Năng Duyên Liên Quan Tương Sinh.
- Pháp làm thành Quả, tức là Hành v.v. cho đến Lão Mại Tử Vong; khi kết hợp những 11 thể loại nầy lại thì gọi tên là Pháp Sở Duyên Liên Quan Tương Sinh.
Về việc trình bầy câu Chú Giải của từ ngữ Liên Quan Tương Sinh thì đã có trình bầy rồi, và đó là lập ý chỉ lấy Pháp làm thành Nhân. Nếu sẽ trình bầy cho có được Pháp làm thành Pháp Quả thì có được như vầy, là:
“Paccayaṃ paṭiccasamuppajjatῑti = Paṭiccasamuppādo”- “Pháp nào thường sinh khởi bởi do Năng Duyên, chính vì thế Pháp ấy mới được gọi tên là Liên Quan Tương Sinh.” Tức là Pháp làm thành Quả có Hành, v.v. cho đến Lão Mại Tử Vong. Một trường hợp khác nữa:
“Samuppajjanaṃ = Samuppādo”- “Việc sinh khởi một cách tốt đẹp, tức là sinh khởi theo thứ tự lớp lang; gọi tên là Tương Sinh.”
“Yathāsakaṃ paccayaṃ paṭicca tena avinābh āvῑ hutvā samuppādo = Paṭiccasamuppādo”- “Việc sinh khởi theo thứ tự lớp lang của Pháp nương vào các Năng Duyên của mình, và không có xa lìa khỏi các Năng Duyên của mình, thì mới được gọi tên là Liên Quan Tương Sinh.” Tức là Pháp làm thành Quả có Hành, v.v.
Lợi Ích Được Đón Nhận Từ Nơi Việc Liễu Tri Danh Sắc Thể Theo Nhân Quả
Qua Phương Pháp Của Liên Quan Tương Sinh Và Phát Thú
Trong sự việc Đức Phật Ngài lập ý trình bầy sự hiện hành của tất cả Chúng Hữu Tình, và sự hiện hành của tất cả các sự vật phi sinh mạng đã hiện khởi lên ở trong Thế Gian nầy, là cũng do bởi nương vào Nhân Quả hữu quan với nhau qua Phương Pháp từ ở nơi Liên Quan Tương Sinh và Phát Thú đấy; là cũng nhằm để kỳ vọng cho tất cả Chúng Hữu Tình có được sự liễu tri, sự hiểu biết ở trong Nhân Quả, ở trong sự hiện hữu của tự bản thân mình, chỉ là Danh Sắc chỗ giả định rằng là Ta, là Người đang hiện bầy đây; vả lại cũng chẳng có một đấng tạo hóa nào đã kiến tạo lên; chỉ có Nhân với Quả liên quan với nhau thể theo thực tính mà thôi; và chẳng có Tự Ngã, là Ta, là Người, bất luận ở trường hợp nào cả. Sự liễu tri, sự hiểu biết ở trong Danh Sắc thể theo Nhân Quả như vậy, đã là điều quan trọng để sẽ dắt dẫn bậc Trí Giả ấy được vượt thoát ra khỏi tất cả các Vòng Luân Hồi Khổ Đau, vì lẽ có khả năng đoạn lìa được Hữu Thân Kiến (Sakkāyadiṭṭhi) và Hoài Nghi (Vicikicchā) với luôn cả Thường Kiến (Sassatadiṭṭhi) và Đoạn Kiến (Uccheda diṭṭhi); vả lại Vô Hữu Kiến (Natthidiṭṭhi), Vô Nhân Kiến (Ahetukadiṭṭhi), Vô Hành Kiến (Akiriyadiṭṭhi) cũng được diệt mất vừa theo thích hợp đối với sự liễu tri của mình. Đề cập đến là sự liễu tri sinh khởi bởi do nương vào việc nghiên cứu học hỏi, việc lắng nghe, mà đã được gọi là Tuệ Văn Như Nguyện Dĩ Thường (Sutamayapaññā) thì thường có khả năng đoạn lìa được những thể loại Hữu Thân Kiến và Hoài Nghi, v.v. với việc Nhất Thời Phóng Khí (Tadaṅgapahāna), tức là nhất thời đoạn lìa trong từng mỗi sát na. Sự liễu tri sinh khởi bởi do nương vào việc tư duy, quán sát và nghiên cứu tìm tòi Nhân Quả với tự bản thân, chỗ được gọi là Tuệ Tư Như Nguyện Dĩ Thường (Cintāmayapaññā) thì thường có khả năng đoạn lìa được những thể loại Hữu Thân Kiến và Hoài Nghi, v.v. với việc Giải Trừ Phóng Khí (Vikkambhanapahāna), tức là chế áp kìm hãm trong những thời gian lâu dài. Và sự liễu tri sinh khởi bởi do nương vào việc thực hành Minh Sát (Vipassanā) thuận tùng theo Tuệ Văn hoặc Tuệ Tư, chỗ được gọi là Tuệ Tu Như Nguyện Dĩ Thường (Bhāvanāmayapaññā) thì thường có khả năng đoạn lìa được những thể loại Hữu Thân Kiến và Hoài Nghi, v.v. với việc Trừ Diệt Phóng Khí (Samucchedapahāna), tức là đoạn lìa được một cách kiên định.
Nếu sẽ trình bầy tỷ dụ đối chiếu sự liễu tri ở trong Danh Sắc thể theo Nhân Quả như đã vừa đề cập đến, thì Tuệ Văn cũng chính là Trí Tuệ của bậc có sự liễu tri ở trong Liên Quan Tương Sinh và Phát Thú bởi do nương vào việc nghiên cứu học hỏi, hoặc việc lắng nghe.
Tuệ Tư một khi theo đạo lộ của Hiệp Thế thì chính là Trí Tuệ của bậc tư duy tìm tòi, kiến tạo lên những của cải vật chất; chẳng hạn như chế tạo ra máy bay, radio điện thoại, v.v. Một khi theo đạo lộ của Giáo Pháp thì đó chính là Trí Tuệ của Bậc Chánh Đẳng Giác, Bậc Độc Giác.
Tuệ Tu sinh khởi bởi do nương vào Tuệ Văn thì đó chính là Trí Tuệ của tất cả các Bậc Vô Sinh Thinh Văn Giác.
Tuệ Tu sinh khởi bởi do nương vào Tuệ Tư thì đó chính là Trí Tuệ của Bậc Chánh Đẳng Giác và Bậc Độc Giác.
Sự liễu tri, sự hiểu biết ở trong Danh Sắc thể theo Nhân Quả làm thành Tuệ Văn, Tuệ Tư và Tuệ Tu. Những cả ba thể loại nầy, nếu như liệt kê vào ở trong Tuệ Minh Sát (Vipassanāñāṇa) thì thường có được hai thể loại, đó là: Tuệ Phân Biệt Danh Sắc (Nāmarūpaparicchedañāṇa) và Tuệ Thủ Chấp Duyên Sinh (Paccayapariggahañāṇa). Và nếu như liệt kê vào ở trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) thì cũng có được hai Thanh Tịnh, đó là: Kiến Thanh Tịnh (Diṭṭhi visuddhi) và Đoạn Nghi Thanh Tịnh (Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi).
Bậc đã có được sự hiểu biết thuần tịnh ở trong Liên Quan Tương Sinh và Phát Thú thì thường được chứng đạt đến một cách trực tiếp tầng Tuệ Thủ Chấp Duyên Sinh ấy là Đoạn Nghi Thanh Tịnh. Đối với việc chứng đạt đến Tuệ Phân Biệt Danh Sắc ấy là Kiến Thanh Tịnh, là cũng vì bậc đã được liễu tri ở trong Liên Quan Tương Sinh và Phát Thú ấy rồi, thì thiết yếu phải được liễu tri một cách rõ ràng ở trong vấn đề Danh Sắc ấy vậy. Với lý do nầy, Tuệ Phân Biệt Danh Sắc ấy là Kiến Thanh Tịnh mới được liệt kê một cách hoàn hảo.
Theo như vừa đề cập đến đây, trình bầy cho được thấy rằng bậc đã tu tập cho đến thành tựu viên mãn bậc Thánh Nhân và đã vượt thoát ra khỏi Vòng Luân Hồi Khổ Đau, thì sẽ bất liễu tri đến sự hiện hành của Danh Sắc theo Phương Pháp Liên Quan Tương Sinh hoặc Phát Thú do bởi Tu Tập Như Nguyện Dĩ Thường (Bhavanāmaya) ắt hẳn là không có vậy. Tuy nhiên bậc đã có được sự liễu tri ở cả hai Phương Pháp ấy quả thật duy nhất chỉ có Bậc Chánh Đẳng Giác, và ngoài ra Bậc Chánh Đẳng Giác rồi, còn tất cả các Bậc Thánh Nhân được tính kể từ Bậc Thất Lai trở đi cho đến Bậc Độc Giác thì thường duy nhất chỉ có liễu tri sự hiện hành của Danh Sắc do bởi Tu Tập Như Nguyện Dĩ Thường theo Phương Pháp của Liên Quan Tương Sinh mà thôi. Có nghĩa là một khi hành giả tu tập và đã chứng đạt đến Tuệ Thủ Chấp Duyên Sinh v.v. cho đến Tuệ Thuận Tùng (Anulomañāṇa) thì thường có được liễu tri sự hiện hành của Danh Sắc làm thành Nhân làm thành Quả hữu quan với nhau thể theo Liên Quan Tương Sinh hết cả thẩy. Tuy nhiên sự liễu tri ở khoảng giữa và có khả năng trình bầy cho người khác được lắng nghe một cảch tỷ mỷ vi tế thì thiết yếu cần phải nương vào nền tảng Pháp Học (Pariyatti dhamma). Nếu như đã khiếm khuyết nền tảng Pháp Học rồi, thì cho dù là Bậc Độc Giác đi nữa cũng không có khả năng trình bầy sự hiện hành của tất cả Chúng Hữu Tình thể theo Phương Pháp từ ở nơi Liên Quan Tương Sinh một cách tỷ mỷ vi tế được.
Giải Thích Việc Hiệp Trợ Giữa Năng Duyên Và Sở Duyên Thể Theo
Phương Pháp Từ Ở Nơi Liên Quan Tương Sinh Một Cách Mãn Túc